chung cư helios tower- chung cu helios tower 75 tam trinh- helios tower 75 tam trinh

làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh giỏi ở các trường thcs thành phố thanh hóa

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI

Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ THANH HÓA

 

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Ở đâu cũng cần, ngahnhf nào cũng cần, lúc nào cũng cần nhiều người tài giỏi để gánh vác giang sơn. Nguồn nhân lực hoàn toàn phụ thuộc vào nền giáo dục-đào tạo của mỗi quốc gia. Khẳng định tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã nêu rõ: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi chính là một hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ được lĩnh hội hệ thống kiến thức chuyên sâu và có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa khả năng của bản thân trong những môn học có ưu thế. Đồng thời giáo viên cũng có điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sư phạm.

Một thực trạng đáng quan tâm trong nền giáo dục của thành phố hiện nay là sự không đồng đều về chất lượng giáo dục giữa khu vực nội thành với khu vực ngoại thành. Tỉ lệ học sinh khá giỏi chỉ thường tập trung ở những khu vực đông dân với nền kinh tế - xã hội phát triển. Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi 9 môn văn hóa cấp thành phố, học sinh đạt giải của các trường ngoại thành chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn. Nguyên nhân thực trạng đó xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà quản lý giáo dục như: Cơ sở vật chất nhà trường, điều kiện kinh tế - xã hội, nhận thức của nhân dân địa phương về công tác giáo dục,…. và các yếu tố chủ quan chưa có biện pháp đồng bộ để khắc phục như: cơ cấu giáo viên, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng đầu vào, trang thiết bị dạy học…..

Từ những thực trạng và nguyên nhân trên, PGD&ĐT thành phố trình bày tham luận: “Làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh giỏi ở các trường THCS thành phố Thanh Hóa”

Hàng năm, PGD&ĐT thành phố tổ chức kỳ thi chọn HSG các môn văn hóa lớp 9 cấp thành phố. Kết quả học sinh giỏi là 1 tiêu chí và là 1 căn cứ để xét thi đua của mỗi nhà trường. Vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã đi vào tiềm thức của đội ngũ cán bộ quản lí và đội ngũ giáo viên trong các nhà trường. Để tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, CBQL các nhà trường giao cho giáo viên cốt cán của trường phụ trách bồi dưỡng HSG trên cơ sở tình hình và trình độ của học sinh. Nhưng vì một số trường THCS có số lượng giáo viên không hợp lí, môn thừa, môn thiếu, và còn có giáo viên có trình độ chuyên môn chưa đá ứng được việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Mặt khác, các tổ chuyên môn chưa thực sự chủ động, sáng tạo trong việc hình thành định hướng chung về bồi dưỡng HSG mà chủ yếu là do kế hoạch của mỗi cá nhân. Vì vậy số học sinh đạt giải cấp tỉnh ở những trường này là không có. Bên cạnh đó, một số trường THCS chưa thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi theo 1 kế hoạch nhất định, mới chỉ dừng lại ở mức độ chọn học sinh khá, giỏi ôn tập trung từ 1 đến 2 tháng trước kỳ thi, thi xong là kết thúc bồi dưỡng, chưa mang tính chất lũy kế, liên tục từ lớp 6 đến lớp 9. Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu; một số học sinh không yên tâm khi được chọn theo các lớp bồi dưỡng phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung, đặc biệt là các môn xã hội như GDCD, Sử, Địa, học sinh giỏi không thấy tha thiết khi được chọn bồi dưỡng. Thậm chí có phụ huynh đến gặp BGH xin cho con rút khỏi danh sách học bồi dưỡng. Kinh phí hỗ trợ cho việc bồi dưỡng còn hạn chế. Kinh phí khen thưởng của các cấp chưa thực sự khích lệ việc dạy và học của giáo viên và học sinh. …

Vì vậy để nâng cao chất lượng học sinh giỏi ở các trường THCS, tôi mạnh dạn đề ra một số vấn đề cần giải quyết như sau:

1. Các nhà trường cần quán triệt đầy đủ sâu sắc các hệ thống văn bản, chính sách liên quan đến bồi dưỡng học sinh giỏi, đồng thời tham mưu với cấp trên hỗ trợ thêm nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn.

2. Thường xuyên sinh hoạt chính trị để làm cho cán bộ giáo viên hiểu và nhận thấy được chất lượng giảng dạy và năng lực của giáo viên dùng thước đo chính xác nhất là chất lượng học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi.

3. Vận động tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân, học sinh để họ nhận thấy vai trò của chất lượng học sinh mũi nhọn môn học nào cũng rất quan trọng, phải cho học sinh thấy được vinh dự lớn lao khi đạt được thành tích cao trong các kỳ thi HSG.

4. BGH các trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG liên tục và kế thừa trong 4 năm với những nội dung: Kế hoạch chọn đội tuyển; kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển. Xây dựng đội tuyển HSG phải theo các bước: Phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng. Nên phát hiện, tuyển chọn ngay từ đầu cấp học lớp 6, tổ chức kỳ thi HSG cấp trường đúng quy định và nghiêm túc. Khi được chọn, học sinh sẽ được bồi dưỡng liên tục trong 4 năm. Qua các đợt kiểm tra sàng lọc, giáo viên có thể bổ sung một số học sinh mới thay cho học sinh không đạt yêu cầu trong quá trình bồi dưỡng.

5. Đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng cần bố trí suốt 4 năm để nắm toàn bộ chương trình toàn cấp. Như thế giáo viên sẽ đầu tư lâu dài, chủ động trong kế hoạch bồi dưỡng, nắm được mặt mạnh, mặt yếu của học sinh, nhờ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Mặt khác, giáo viên dạy bồi dưỡng là những giáo viên có trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình, có nhiều học sinh giỏi các khối qua các năm, có kỹ năng sư phạm, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng và cầu tiến.

6. Trong giờ bồi dưỡng, yêu cầu giáo viên phải kết hợp rèn luyện kỹ năng, luyện trí nhớ với các hoạt động độc lập, sáng tạo, tích cực và bồi dưỡng khả năng tự học của học sinh.

7. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề , sinh hoạt chuyên môn để giáo viên có thể nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm.

8. Nhà trường cần huy động sử dụng nguồn lực tổng hợp để mua sắm thêm trang thiết bị cho các môn Lý, Hóa, Sinh, Địa, tranh ảnh để dạy các môn. Mua đủ SGK, tài liệu tham khảo, sách nâng cao….cho việc bồi dưỡng HSG.

9. Vận động phụ huynh và các cá nhân doanh nghiệp đóng góp ủng hộ khuyến học, khuyến tài của nhà trường. Nên chọn 1 ngày để tổ chức gặp mặt truyền thống vinh danh các cá nhân tiêu biểu tại địa phương.

10. Nhà trường căn cứ kết quả học sinh giỏi các cấp để xét danh hiệu thi đua và giải thưởng về vật chất cho giáo viên.

Trên đây là một số giải pháp hữu hiệu đã được áp dụng thành công tại một số trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

File đính kèm:
seo
своими руками

in tem bảo hành- thành lập văn phòng đại diện